Hy Lạp - Bắc Macedonia Phục bích tại bán đảo Balkan

Thành bang Sparta

Quốc vương Sparta Oebalus qua đời, Tydareus được thừa kế ngôi vị cai quản Sparta, nhưng ông bị anh trai là Hippocoon với sự giúp đỡ của các con trai của ông ta dùng vũ lực chiếm lấy ngai vàng.[1] Buồn bực, Tydareus đi đến Etoli, cầu xin vua Etoli là Herials mang quân để mình trả thù. Vua Etoli gả con gái là nàng Leda xinh đẹp cho Tydareus, tiếp đó đưa Tydareus trở về Sparta, giết Hippocoon để trở lại làm vua và Leda được phong làm hoàng hậu.[2]

Thành bang PylosThành bang Athena

Theo huyền sử Hy Lạp, không rõ năm bao nhiêu, quân chủ Melanthus bị đánh đuổi khỏi thành bang Pylos, đất nước ông đang thống trị.[3] Melanthus đã kế vị vua cha Andropompo trên ngai vàng ở Messenia, nhưng ông đã bị con cháu của Heracles trục xuất, người được gọi là Heraclidae, người đã xâm chiếm Messenia và thủ đô Pilo và theo lời khuyên của nhà tiên tri, ông sang định cư ở Attica, được công nhận là công dân ở đây và tham gia làm việc trong cơ quan hành pháp.[4] Năm 1126 TCN, triều đại Attica, một hậu duệ của Theseus là quốc vương Timetes thành bang Athena xảy ra chiến tranh với người Boeotian, họ tranh chấp thành phố Oeno. Khi cuộc chiến hao người tốn của dường như đang vô vọng, họ đã quyết định giải quyết tranh chấp bằng một cuộc chiến đơn lẻ giữa các vị vua của hai nước.[5] Nhà vua Athena Timetes từ chối vì tuổi tác cùng tình trạng sức khỏe, khó có thể đấu lại Xanthos, vua của Thebes. Ông đã tuyên bố rằng sẵn sàng từ bỏ quân vị để ủng hộ bất cứ ai có thể đánh bại vua của Thebes trong cuộc chiến đơn đả độc đấu, Melanthus chấp nhận, và cuộc quyết chiến đã diễn ra. Khi Melanthus chuẩn bị đi, Xanthos xuất hiện đằng sau hình dáng của một chiến binh được trang bị aegis đen. Đó là Dionysos Melanaegis, nhưng Melanthus đã nhầm ông ta với một chiến binh.[6] Sau đó, ông chỉ trích Xanthos vì vi phạm các điều kiện của cuộc đấu tay đôi và nhờ đến sự giúp đỡ từ bên ngoài. Ngạc nhiên, Xanthos quay lại để xem ai đang đến giải cứu, và Melanthus đã lợi dụng điều đó để đâm anh ta bằng một ngọn giáo, do đó đã đảm bảo chiến thắng cho người Athena, ông nghiễm nhiên trở thành vua của họ.[7]

Vương quốc Macedonia

Amyntas III

Năm 393 TCN, Amyntas III lên ngôi sau mười năm đất nước hỗn loạn bắt đầu từ cái chết của Archelaus I, người bảo trợ nghệ thuật và văn chương.[8] Tuy nhiên, ông vốn có nhiều kẻ thù, do vậy ngay trong năm đó ông bị lật đổ bởi người Illyria.[9] Năm 392 TCN, với sự trợ giúp của người Thessalia, Amyntas III đã giành lại vương quốc của mình.[10] Medius, người đứng đầu dòng họ Aleuadae của Larissa, được cho là đã cung cấp viện trợ cho Amyntas trong việc khôi phục ngai vàng.[11]

Pyrros

Năm 288 TCN, Pyrros và Lysimachos lần lượt xâm lược Macedonia và đánh đuổi Demetrios khỏi đất nước, Lysimachos để Pyrros sở hữu Macedonia trong vòng 7 tháng với danh hiệu của một vị vua trước khi ông xâm lược.[12] Vì không tin chắc vào sự trung thành của người Macedonia nên Pyrros đồng ý, Pyrros bèn ký hòa ước với Demetrios, rồi sau đó Demetrios tiến đánh lãnh thổ của Lysimachos ở Tiểu Á.[13] Nhưng khi Demetrios dẫn quân đi, Pyrros liền kích động thần dân người Thessaly của Demetrios nổi loạn, Pyrros cũng vây đánh một số thành phố của Demetrios.[14] Nhưng sau khi Demetrios thua trận ở Syria, Lysimachos bất ngờ tấn công Pyrros, chiếm được nhiều lương thảo và gây tổn thất nặng nề cho quân đội của Pyrros.[15] Sau đó bằng cách hối lộ, tung tin đồn và khơi dậy lòng tự tôn của người Macedonia, Lysimachos thuyết phục được dân Macedonia quay sang chống lại Pyrros.[16] Thấy tình thế không thuận lợi, vào năm 285 TCN, ông lui quân về Ipiros, để cho Lysimachos làm vua Macedonia.[17] Năm 274 TCN, Pyrros tức giận vua Macedonia Antigonos II Gonatas vì không chi viện trong cuộc chiến chống La Mã nên phát động cuộc tấn công quy mô lớn sang nước này.[18] Pyrros đánh bại hoàn toàn quân Macedonia, không còn lựa chọn nào khác, Antigonos II Gonatas cùng tàn quân trốn khỏi Macedonia và an trí ở Thessalonike.[19] Pyrros xưng vương cai trị phần lớn Macedonia và Thessaly trở thành vua Macedonia lần thứ hai, trong khi Antigonos II Gonatas chỉ còn giữ hai thành phố ven biển và một hạm đội.[20]

Antigonos II Gonatas

Năm 277 TCN, người Gaule đánh bại Antigonos II Gonatas, ông chỉ huy tàn quân khởi hành tới Hellespont, vùng đất gần Lysimachia, nơi nối với Thrace Chersonese, như vậy ngôi vua xứ Macedonia bị bỏ trống.[21] Năm 274 TCN, sau khi kết thúc cuộc chiến tranh với người La Mã, Pyrros của Ipiros cử binh đuổi theo phần còn lại lực lượng quân đội của Antigonos II Gonatas.[22] Antigonos II Gonatas đã trốn thoát bằng cách che giấu danh tính của mình, Pyrrhus bây giờ nắm quyền kiểm soát thượng Macedonia và Thessaly trong khi Antigonos II Gonatas chiếm giữ các thị trấn ven biển.[23] Năm 272 TCN, Pyrros và Antigonos đều đưa quân đến Argos, trong cuộc giao tranh quyết liệt đó Pyrros đã tử trận.[24] Toàn bộ quân đội của Pyrros bị Antigonos II bắt giữ và tiếp đãi nồng hậu, Antigonos II trở thành vua toàn cõi Macedonia lần thứ hai trong lịch sử.[25]

Vương quốc Ipiros

Năm 316 TCN, khi Olympias xứ Macedonia gặp phải sự chống phá kịch liệt từ tướng Kassandros, Aeacides quyết định đem quân đến giúp Olympias.[26] Do bất mãn với quyết định này, người dân Ipiros đã nổi dậy chống lại Aeacides và trục xuất ông khỏi vương quốc.[27] Nhưng sau khi quá mệt mỏi với những luật lệ hà khắc của xứ Macedonia, người Ipiros lại tôn Aeacides làm thủ lĩnh trong năm 313 TCN.[28] Kassandros biết tin ngay lập tức cử em mình là Philippos đem quân tấn công Ipiros, Philippos đã đánh bại quân của Aeacides trong cả hai trận đánh cùng năm đó và trong trận thứ hai Aeacides đã thiệt mạng.[29]

cái chết của Pyrros

Năm 302 TCN, trong lúc Pyrros đi dự một đám cưới ở bộ lạc Taulanti, dân Molossia phế truất Pyrros và Neoptolemos II lên thay, cuộc nổi dậy này có sự chống lưng của thủ lĩnh Macedonia Kassandros.[30] Pyrros thất thế đầu hàng rồi trở thành thuộc tướng của Demetrios, sau cuộc chiến tranh Diodochi lần thứ tư, Demetrios ký hòa ước với vua Ai Cập Ptolemaios, khiến Pyrros phải làm con tin cho Ptolemaios.[31] Năm 299 TCN, Pyrros dời đến thủ đô Alexandria của Ai Cập. Tại đây, Pyrros đã lập được nhiều mối quen biết với những người có quyền thế, đặc biệt là vương hậu. Qua những chuyến đi săn và tài năng trên chiến trường, Pyrros đã chiếm được thiện cảm của vua Ai Cập, Ptolemaios gả con gái là Antigone cho Pyrros.[32] Được Ptolemaios giúp đỡ về tài chính và quân sự, Pyrros đã tập trung đủ vốn để lập một đội quân. Năm 297 TCN, Ptolemaios tuyên bố phục ngôi cho Pyrros, và đưa Pyrros cùng đoàn quân đánh thuê về nước.[33] Về Ipiros, Pyrros bày tỏ ý định cùng trị vì với vua Ipiros bấy giờ là Neoptolemos II của mình, Neoptolemos II chấp nhận.[34] Năm 295 TCN, Pyrros thấy thời cơ đến, bèn giết Neoptolemos II trong một buổi tiệc, ông công bố với dân chúng rằng Neoptolemos làm phản nên bị chết, từ đây Pyrros trở thành vua duy nhất của Ipiros.[35]

Vương quốc của Cimmerian Bosporus

Asandros

Năm 46 TCN, nhà độc tài La Mã Gaius Julius Caesar chỉ định một người chú bên nội của Dynamis (vợ Asandros cũng là người đồng cai trị với ông), Mithridates II tuyên chiến với Vương quốc Bosporos và khẳng định vương quyền cho chính ông ta, Asandros và Dynamis bị đánh bại nhanh chóng bởi Mithridates I và đã buộc phải sống lưu vong chính trị.[36] Mithridates I tuy trở thành vua của Bosporus, nhưng chỉ được khoảng hai năm thì bị buộc phải thoái vị.[37] Bởi vì sau cái chết của Julius Caesar năm 44 TCN, Vương quốc Bosporos đã được phục hồi cho Asandros và Dynamis bởi cháu trai lớn của Julius Caesar và người thừa kế Octavian (Hoàng đế La Mã Augustus trong tương lai).[38]

Vương quốc Hy Lạp

Konstantinos IGeorgios II

Năm 1917, vua Konstantinos I thoái vị nhường cho con trai là hoàng tử Alexander. Lý do cuộc chuyển giao quyền lực này là vì trong thế chiến I, Konstantinos I và George con trai cả của ông, bị các cường quốc Entente và những người theo Eleftherios Venizelos đẩy đi lưu vong.[39] Không có kinh nghiệm chính trị thực sự, vị vua mới đã bị những người của Venizelos tước quyền lực và bị giam cầm trong cung riêng của ông ta, Eleftherios Venizelos là thủ tướng, là người cai trị hiệu quả với sự hỗ trợ của tổ chức Entente.[40] Mặc dù giảm xuống vị thế của một nhà vua rối, Alexander vẫn hỗ trợ quân đội Hy Lạp trong cuộc chiến chống lại đế chế Ottoman và Bulgaria.[41] Alexander có cuộc kết hôn gây tranh cãi với người vợ thường dân Aspasia Manos năm 1919, gây ra một vụ bê bối lớn buộc cặp vợ chồng phải rời khỏi Hy Lạp vài tháng.[42] Năm 1920, ngay sau khi trở về Hy Lạp với vợ, Alexander bị một con khỉ Barbary cắn và chết vì nhiễm khuẩn huyết, cái chết đột ngột của ông này đã dẫn đến các câu hỏi về sự sống còn của chế độ quân chủ và góp phần vào sự sụp đổ của chế độ Venizelist, cuộc tổng tuyển cử và trưng cầu dân ý được tổ chức, địa vị của Konstantinos I đã phục hồi.[43]

Năm 1923, Georgios II dời khỏi Hy Lạp sang România, ông tuyên bố thoái vị vào năm 1924 và chỉ định tổng tư lệnh hải quân Παύλος Κουντουριώτης làm nhiếp chính.[44] Ngay sau đó, nền đệ nhị cộng hòa Hy Lạp thành lập. Năm 1932, Georgios II từ România chuyển sang định cư tại Anh quốc.[45] Nhưng nền cộng hòa Hy Lạp này liên tục xảy ra đảo chính và diễn biến hòa bình kết hợp với bạo loạn lật đổ làm cho nền chính trị trong nước bất ổn, phe phục hoàng do bộ trưởng quân sự Γεώργιος Κονδύλης nên nắm quyền năm 1935 đã tổ chức trưng cầu dân ý, kết quả 97% dân chúng tán thành khôi phục chế độ quân chủ, Georgios II từ Anh quốc được rước về nước để trở lại làm vua.[46]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phục bích tại bán đảo Balkan http://fmg.ac/Projects/MedLands/MONTENEGRO.htm http://www.sitno.4mg.com/cgi-bin/i/images/statut.j... http://www.almissa.com/Mapa_Poljica.gif http://www.almissa.com/poljickarepublika.htm http://www.almissa.com/republicofpoljica.htm http://www.almissa.com/theprincipalityofpoljica.ht... http://www.ancientlibrary.com/smith-bio/0198.html http://books.google.com/books?id=QDFVUDmAIqIC http://content.time.com/time/magazine/article/0,91... http://www.wildwinds.com/coins/greece/macedonia/ki...